Sự kiện đáng chú ý nhất đã biết từ trước là mưa sao băng Perseid diễn ra vào những ngày giữa tháng 8. Những vệt sáng là một phần đuôi sao chổi còn sót lại, bị đốt cháy khi lao vào bầu khí quyển.
Đó là các mảnh vở của đuôi sao chổi Swift-Tuttles trong nhiều lần nó ghé thăm hệ mặt trời. Chúng tạo thành một đường mòn các mảnh vỡ mà Trái Đất đi qua đó mỗi năm.
Mưa sao băng Perseids (Anh Tiên) , một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm, sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng ngày 13/8 theo dự báo của IMO (International Meteor Organization).
Người quan sát ở một nơi có điều kiện quan sát thật lý tưởng có thể thấy đến hơn 100 vệt sao băng trong vòng một giờ khi sao băng đạt đỉnh điểm với tâm điểm xuất phát các sao băng gần chòm sao Anh Tiên (Perseus).
Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận từ năm 36. Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là do những thiên thạch nhỏ trong đám mây bụi mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của sao chổi này quanh Hệ Mặt Trời. Chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng Perseids từ 17-7 đến 24-8 hằng năm khi đám mây bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Vào thời gian mưa sao băng diễn ra cực điểm khoảng 12-13 tháng 8 hàng năm, người ta có thể đếm được trung bình 100 sao băng trong 1 giờ tại các nơi quan sát lý tưởng. Các thiên thạch nhỏ với vận tốc hơn 60km/s bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.
Năm nay theo đài khí tượng thủy văn chúng ta có thể quan sát rõ mưa sao băng do không bị ảnh hưởng bới ánh sáng của mặt trăng. Vậy còn chờ gì nữa các bạn hãy hẹn giờ và thức dậy để chờ đón những điều ước của mình.
[Sưu Tầm và Tổng Hợp]
Năm nay theo đài khí tượng thủy văn chúng ta có thể quan sát rõ mưa sao băng do không bị ảnh hưởng bới ánh sáng của mặt trăng. Vậy còn chờ gì nữa các bạn hãy hẹn giờ và thức dậy để chờ đón những điều ước của mình.
[Sưu Tầm và Tổng Hợp]
No comments:
Post a Comment